Những mánh khóe làm hại đồng nghiệp nơi công sở

Có rất nhiều cách “dằn mặt” ma mới, từ trực tiếp đến gián tiếp. Có thể người xấu tính đó sẽ bắt bạn phài làm cái này, cái kia một cách vô lý (nếu cùng bộ phận), hoặc cũng có thể giở “thủ đoạn” để bạn mất điểm trước sếp.


Ngọt ngào mượn gió bẻ măng

Có rất nhiều người xấu tính luôn tìm cách để “hạ bệ” đồng nghiệp của mình. Có thể là sử dụng chiêu trò để bạn không hoàn thành công việc, nói xấu bạn với sếp, hay thậm chí “ngọt ngào” ra mặt nhưng thực chất chờ đợi cơ hội để “đạp đổ” bạn. Thường thì những ngừoi như thế thuộc kiểu người sợ mất vị trí của mình, hai là cảm thấy ganh ghét, đố kị khi bạn làm việc hiệu quả hơn.

2
“Dùi đục” từ hậu phương

Một trong những chiêu “chơi xấu” đồng nghiệp đó là tác động vào hậu phương của người đó. Chỉ cần bạn tỏ ra thân thiết với đồng nghiệp khác giới, hay có một chút vấn đề nhỏ ở công ty thì người kia sẵn sàng đem chuyện này đi “dùi đục” với vợ/chồng và người thân trong gia đình bạn.

3
Dằn mặt ma mới

“Ma mới bắt nạt ma cũ” có thể được xem như quy luật chung ở bất kỳ môi trường nào và môi trường công sở cũng không ngoại lệ. Có rất nhiều cách “dằn mặt” ma mới, từ trực tiếp đến gián tiếp. Có thể người đồng nghiệp xấu tính đó sẽ bắt bạn phài làm cái này, cái kia một cách vô lý (nếu cùng bộ phận), hoặc cũng có thể giở “thủ đoạn” để bạn mất điểm trước sếp.

4
Mưu hèn, kế bẩn để hại nhau

Có vô vàn chiêu thức, mưu kế để hãm hại đồng nghiệp mà chỉ môi trường công sở mới có. Từ những nguyên nhân như lấy lòng sếp, thi đua, cạnh tranh doanh số… mà rất nhiều người không ngần ngại sử dụng những âm mưu, thủ đoạn ngay với cả những người từng thân thiết với mừng. Để đối phó với kiểu người này, cần tỉnh táo, làm việc cẩn thẩn, tỉ mỉ trong từng khâu và nên có kiến nghị với sếp nếu như công việc đang có vấn đề.

5
Cách ứng phó với những chiêu trò của đồng nghiệp “đểu”

– Cách đối phó khi gặp phải những đồng nghiệp như vậy chỉ còn cách giúp bạn vừa có thể chăm chỉ, nhiệt huyết với công việc, vừa không bị đối xử oan ức là bạn cần phải có những phán đoán và hành động đúng lúc, kịp thời. Cần luôn lưu tâm và cảnh giác với những hành động phá hoại, chơi xấu đó.

– Trong những trường hợp bị đồng nghiệp đổ tội, bạn cần luôn lưu giữ bằng chứng công việc mình làm. Trong các cuộc họp nhóm, bạn nên lưu lại những bản báo cáo, thuyết trình và cần thiết thì có thể ghi âm lại cuộc họp. Như vậy, khi đồng nghiệp lăm le chơi xỏ, bạn đã nắm đủ mọi bằng chứng chứng minh mình vô tội, thậm chí có thể lật mặt “kẻ tiểu nhân”.

– Ngoài ra, bạn cũng đừng nên tìm cách ăn miếng trả miếng để biến mình thành kẻ xấu xa như họ. Thay vào đó, hãy tự nâng cao năng lực bản thân, hoàn thành công việc và báo cáo kết quả sớm, chính xác để sếp biết được năng lực thực sự của bạn.

Related posts:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *