Tìm hiểu đặc điểm nghề ngành Xã hội học

Các nhà xã hội học thường hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt như: các mối quan hệ của chủng tộc, dân tộc, thân tộc, tâm lý xã hội; nghiên cứu so sánh xã hội; giới và các mối quan hệ của giới; xã hội học thực hành v.v…


Những nghiên cứu xã hội học giúp ích rất nhiều cho các chính trị gia, các nhà hoạt động, quản lý, đề xuất chính sách để tổ chức xã hội, các luật sư.. khi họ muốn tìm hiểu về nguyên nhân và hệ quả của các vấn đề nổi cộm trong đời sống xã hội. Nhà xã hội học nghiên cứu sự hình thành, phát triển, cấu trúc và mô hình xã hội, quan hệ qua lại giữa các nhóm người và các cộng đồng xã hội.

1
Công việc chính của nhà xã hội học

– Quan sát và nghiên cứu các nhóm xã hội và các đề tài như gia đình, cộng đồng, giáo dục, quan hệ trong ngành nghề, tội phạm, chính trị, các quan hệ dân tộc và thân tộc, đói nghèo, truyền thông đại chúng v.v…

– Nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu (thường sử dụng công cụ máy tính hỗ trợ).

– Ghi lại, nhận định và phân tích về những số liệu thống kê, viết báo cáo.

– Tiến hành phỏng vấn, điều tra có hệ thống với những đối tượng, nhóm đối tượng được chọn theo một số tiêu chí nào đó, bằng những phương pháp như bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm

– Phân tích làm sáng tỏ thống thông tin thu thập được, đưa ra lời tư vấn, và dự báo… với xã hội hoặc các nhóm người về các vấn đề mà họ quan tâm.

Các nhà xã hội học thường hoạt động trong các lĩnh vực chuyên biệt như: các mối quan hệ của chủng tộc, dân tộc, thân tộc, tâm lý xã hội; nghiên cứu so sánh xã hội; giới và các mối quan hệ của giới; xã hội học thực hành v.v…

2
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Nhà xã hội học phải đi nhiều để thực hiện những nghiên cứu, điều tra xã hội. Họ thường làm việc với tư cách nhà nghiên cứu trong các viện và trường đại học, cao đẳng v.v… Nhiều người cũng làm việc cho một số ban ngành của chính phủ, nghiên cứu, tư vấn về việc xây dựng chính sách cho các vùng, khu vực, cộng đồng người v.v… Công việc này thường liên quan đến việc hoạch định các chính sách xã hội. Các tổ chức xã hội trong nước và quốc tế cũng thường sử dụng các nhà xã hội học.

3
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

– Quan tâm và nhạy cảm với các vấn đề xã hội.

– Có khả năng giao tiếp tốt.

– Có khả năng tiến hành những nghiên cứu xã hội học được tổ chức tỉ mỉ, cẩn thận với độ chính xác cao.

– Có khả năng tư duy logic và sáng tạo.

4
Một số địa chỉ đào tạo

Khoa Xã hội học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh), Học viện Báo chí – Tuyên truyền, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Mở Bán công Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đà Lạt, Đại học Huế, Trường Đại học Bán công Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Văn Hiến v.v…

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *