Tìm hiểu đặc điểm về ngành Ngoại giao

thường tuyển mộ những người đã được đào tạo chuyên môn về chính trị, kinh tế, xã hội học, luật, ngoại ngữ, quốc tế học, báo chí v.v… hoặc các trường chuyên đào tạo về ngoại giao.


Không chỉ là một lĩnh vực ngành nghề, ngoại giao còn là một khoa học và nghệ thuật. Hiểu một cách đơn giản, ngoại giao là một trong những cách các nước phần đấu để sinh tồn trên thế giới. Theo đó, các nước tìm cách bảo đảm sự có mặt đại diện của mình (nhà ngoại giao) tại những địa bàn cần thiết. Sau đó, thông qua quan sát, tìm hiểu, nhiệm vụ của các nhà ngoại giao là sẽ báo cáo về những tình hình liên quan đến quyền lợi nước mình, dùng đàm phán và các hình thức đấu tranh khác phát triển quan hệ, bảo vệ an ninh, đối ngoại của đất nước, xây dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của nước minh, phát huy ảnh hưởng trên thế giới.

1
Công việc chính của nhà ngoại giao

Tùy từng chức năng, vị trí cụ thể mà các nhà ngoại giao sẽ thực hiện những công việc chính dưới đây:

– Tham gia tiếp xúc và đàm phán ngoại giao

– Soạn thảo các công văn và văn kiện ngoại giao

– Tìm hiểu, nghiên cứu tình hình các nước và tình hình thế giới, đề xuất ý kiến đóng góp vào chiến lược ngoại giao chung của đất nước.

– Tiến hành công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại

– Thực hiện công tác lãnh sự, bảo vệ quyền lợi kiều dân ở nước ngoài

– Làm công tác lễ tân: sắp xếp, tiến hành việc thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, tổ chức tham quan, tổ chức chiêu đãi v.v…

Tham gia vào ngành ngoại giao, bạn có thể trở thành nhân viên đại sứ quán, lãnh sự quán công tác tại nước ngoài, hoặc làm công tác nghiên cứu, chuyên môn trong các cục, vụ như Vụ Tổng hợp đối ngoại, các Vụ khu vực, Vụ Tổng hợp kinh tế, Vụ Phụ trách về các tổ chức quốc tế v.v…

2
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Sẽ thật sai lầm nếu bạn chọn ngành ngoại giao vì vẻ hào nhoáng mà nhiều người vẫn lầm tưởng. Giao thiệp trong ngoại giao cũng có nghĩa là bạn phải luôn cẩn trọng và có trách nhiệm về từng cử chỉ, câu nói, nét mặt, tác phong hay thậm chí cả trang phục của mình.

Thực chất của công việc ngoại giao là đấu tranh để bảo vệ và xúc tiến quyền lợi dân tộc, bảo vệ hòa bình thế giới. Vì thế nên ở trong bất kỳ một vị trí công tác nào, trong điều kiện nào, bạn cũng phải luôn trung thành với mục tiêu này.

Cơ hội làm việc trong ngành Ngoại giao khá rộng mở với bạn trẻ từ các chuyên ngành, lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, cạnh tranh về đầu vào của ngành khá gay gắt do đây là lĩnh vực được nhiều bạn trẻ quan tâm.

3
Phẩm chất và kỹ năng cần thiết

– Lòng yêu nước nhiệt thành, bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao

– Trình độ cao về kiến thức tổng hợp, ngoại ngữ và nghiệp vụ, hiểu biết sâu sắc về văn hóa, lịch sử, ngôn ngữ các nước mà mình phụ trách.

– Trình độ diễn đạt chính xác, thuyết phục và có duyên.

– Nhạy bén, tinh tế, chủ động, linh hoạt.

– Dũng cảm.

4
Một số địa chỉ đào tạo

Ngành ngoại giao thường tuyển mộ những người đã được đào tạo chuyên môn về chính trị, kinh tế, xã hội học, luật, ngoại ngữ, quốc tế học, báo chí v.v… hoặc các trường chuyên đào tạo về ngoại giao.

Ngoài Học viện Quan hệ quốc tế chuyên đào tạo ngành này, còn có các khoa đào tạo về quan hệ quốc tế hay quốc tế học tại một số trường đại học như Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập Phương Đông v.v…

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *